-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Bệnh mày đay dị ứng ở trẻ em – nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
09/11/2018 Đăng bởi: BIOMEDICO
Các vết ngứa ngáy khó chịu xuất hiện khắp cơ thể - nhưng chúng có phải là nguyên nhân gây lo ngại? Nguyên nhân gây mày đay? Làm thế nào để nhận biết? Và mày đay được chữa khỏi như thế nào?
Mày đay - Nguyên nhân
Mày đay là một trong những bệnh da dị ứng rất hay gặp, đồng thời là triệu chứng của bệnh khác hoặc phản ứng của cơ thể với các yếu tố bên ngoài.
Phổ biến nhất là bệnh mày đay vô căn. Đây là trường hợp bác sĩ không thể xác định được nguyên nhân của phát ban và bệnh có thể ở dạng cấp tính và mãn tính. Điều trị triệu chứng, sử dụng thuốc kháng histamine và thuốc co thắt. Bệnh mày đay vô căn thường biểu hiện ở người lớn (đặc biệt là phụ nữ) chứ không phải ở trẻ nhỏ.
Bệnh mày đay có nguyên nhân, mắc phải ở người lớn và trẻ em, biểu hiện bệnh nghiêm trọng hơn (bao gồm tuyến giáp, gan), nhiễm trùng hoặc nhiễm ký sinh trùng. Trong trường hợp bệnh mô liên kết, chúng ta nói về bệnh mày đay phù mạch kéo dài trong vài ngày, gây ra những thay đổi về da, sưng màng nhầy của đường hô hấp và khoang miệng. Đây là loại phát ban có liên quan đến các bệnh như viêm khớp dạng thấp hoặc lupus ban đỏ toàn thân.
Bệnh mày đay dị ứng - nguyên nhân?
Ở trẻ em phổ biến nhất là bệnh mày đay dị ứng, đó là phản ứng tức thời của cơ thể với dị nguyên. Có thể là phản ứng với loại thực phẩm nhất định (ở trẻ em thường là dị ứng với sữa, trứng, ca cao, trái cây họ cam quýt, chất bảo quản và chất tạo màu) hoặc thuốc (penicillin và các dẫn xuất thường gây ra dị ứng).
Ngoài ra, phản ứng dị ứng có thể gây ra bởi các kích thích vật lý, như trong trường hợp:
• Mày đay cholinergic - phát ban gây ra bởi các kích thích của acetylcholine, hoặc chất kích hoạt bài tiết mồ hôi trên da. Trẻ em khi bị dị ứng như vậy dùng thuốc làm giảm mồ hôi và thuốc kháng histamin. Bệnh nhân nên tránh tình trạng gây đổ mồ hôi (nhiệt độ cao, tập thể dục, căng thẳng).
• Mày đay mặt trời - da phản ứng với phát ban khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và tia UV. Khi thời tiết nắng, hãy lưu ý sử dụng sản phẩm chống nắng có chỉ số SPF cao.
• Nổi mày đay da - phát ban là một phản ứng bất thường đối với các kích thích cơ học, chẳng hạn như cọ xát, ép, gãi da, nóng hoặc lạnh.
Mày đay - triệu chứng
Biểu hiện lâm sàng của bệnh mày đay là các sẩn phù màu hồng nổi gờ trên mặt da kèm theo ngứa nhiều. Nổi mẫn đầu tiên nhỏ rồi sau đó lớn dần thành mảng, thường có đường kính vài milimét nhưng cũng có thể chiếm nhiều không gian hơn kèm theo nóng ran cơ thể khiến người bệnh khó chịu.
Các triệu chứng đầu tiên của mày đay là sự xuất hiện của các dát đỏ, gây đau khi chạm vào. Sau đó, sẽ biến thành các sẩn phù màu hồng hoặc sứ trắng rất khác biệt so với làn da xung quanh. Mày đay ở trẻ em có thể xuất hiện trên bất kỳ phần nào của cơ thể hoặc trên toàn bộ cơ thể. Đôi khi sau vài giờ biến mất và sau đó xuất hiện lại ở một nơi khác.
Bệnh mày đay thường kèm theo sưng mô dưới da. Bệnh có thể xảy ra cùng với các triệu chứng khác, bao gồm:
• Mệt mỏi
• Sốt
• Khó nuốt
• Nhức đầu
• Đau và sưng khớp
• Khó thở và tức ngực
Bệnh mày đay - điều trị
Mày đay ở trẻ em có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân để áp dụng phương pháp điều trị tương ứng. Tuy nhiên hầu hết mày đay biến mất trong một vài ngày, không để lại bất kỳ vết sẹo hoặc dấu vết nào, do đó không cần phải điều trị - chúng ta gọi đó là mày đay cấp tính. Tuy nhiên, sự phát triển của bệnh nên được theo dõi chặt chẽ! Bệnh mày đay ở trẻ em có thể trở nên nguy hiểm nếu phát triển ở mặt và cổ. Bệnh có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấp (sưng thanh quản …), trong trường hợp này can thiệp y tế ngay lập tức là cần thiết.
Tuy nhiên, bệnh mày đay có thể kéo dài và phải có phác đồ điều trị thích hợp. Theo diễn biến lâm sàng, bệnh mày đay được phân thành:
• Cấp tính (kéo dài từ vài giờ đến vài ngày),
• Mãn tính (kéo dài hơn 6 tuần hoặc thậm chí vài năm),
• Tái phát (kéo dài hơn 6 tuần và trở lại sau một thời gian).
Bước đầu tiên để điều trị là xác định nguyên nhân của bệnh. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân làm xét nghiệm dị ứng, để chỉ ra chất gây dị ứng cho trẻ. Nếu bạn nghi ngờ mày đay là do bệnh lý hoặc ký sinh trùng, bác sĩ sẽ cho làm các xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm phân.
Trong trường hợp bệnh mày đay dị ứng, điều trị dựa trên sử dụng thuốc kháng histamine và tránh tác nhân gây dị ứng. Mày đay ở trẻ em cũng có thể ở dạng mày đay sắc tố khi xuất hiện các đốm vàng, đỏ hoặc nâu. Trẻ được điều trị bằng thuốc kháng histamine, chiếu đèn tia cực tím (UV) hoặc ánh sáng mặt trời.
Bài viết liên quan
- - PHÂN BIỆT DỊ ỨNG THỰC PHẨM VÀ BẤT DUNG NẠP
- - MEN VI SINH LATOPIC - CHINH PHỤC 5 TIÊU CHÍ "5S" CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI (WHO)
- - GIẢI ĐÁP BĂN KHOĂN VỀ MEN VI SINH LATOPIC PHIÊN BẢN MỚI
- - CÁC DẠNG VIÊM DA DỊ ỨNG Ở TRẺ NHỎ - CHA MẸ ĐỪNG LẦM TƯỞNG
- - MEN VI SINH KHÁC GÌ MEN TIÊU HOÁ? - KIẾN THỨC CHA MẸ CẦN NẮM RÕ
- - HƯỚNG DẪN CHA MẸ XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ DỊ ỨNG THỜI TIẾT
- - DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ DỄ BỊ NHẦM LẪN VỚI MẨN NGỨA, NÔN TRỚ THÔNG THƯỜNG
- - TRẺ BỊ TIÊU CHẢY - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
- - TRẺ BỊ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT - CÁCH XỬ TRÍ
- - KIẾN THỨC CHA MẸ CẦN BIẾT KHI DÙNG ĐIỀU HOÀ CHO TRẺ NHỎ
- - TRẺ BỊ TÁO BÓN NÊN ĂN RAU GÌ? 8 LOẠI RAU NHUẬN TRÀNG, GIẢM TÁO BÓN HIỆU QUẢ
- - Dị ứng và không dung nạp thực phẩm – sự khác biệt và tương đồng
- - Chế độ ăn loại bỏ gluten và dị ứng thực phẩm
- - Không dung nạp lactose
- - Dị ứng được biểu hiện như thế nào?
- - Chàm (eczema) – chẩn đoán và điều trị
- - Dị ứng và không dung nạp thực phẩm – chúng khác nhau như thế nào?
- - Dị ứng chéo – cách đối phó?
- - Probiotics và bệnh dị ứng
- - Dị ứng da ở trẻ em - làm thế nào để chống lại sự nhạy cảm?
- - Dị ứng protein ở trẻ em và trẻ sơ sinh, các triệu chứng
- - Thuyết vi sinh phát triển dị ứng
- - Hành trình dị ứng là gì?
- - Chuyên gia chăm sóc da viêm da cơ địa
- - Làm thế nào để đối phó với tình trạng dị ứng vào mùa hè?
- - Điều trị toàn diện viêm da cơ địa, đã được chứng minh thành công
- - Nguyên nhân gây viêm da cơ địa - chất gây dị ứng
- - Chăm sóc da hàng ngày cho trẻ em bị bệnh viêm da cơ địa
- - Staphylococcus aureus - Tụ cầu vàng
- - 5 triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa
- - Viêm da cơ địa - làm thế nào để đối phó với bệnh dị ứng?
- - Dị ứng với gluten – triệu chứng, nguyên nhân và chế độ ăn
- - Thử nghiệm không dung nạp thực phẩm – khi nào nên làm?
Bình luận (2)
peeptiomy
09/05/2022Ujjvwe https://newfasttadalafil.com/ - buy liquid cialis online Legally Fluoxetine How To Buy Free Shipping Imozvn overnight cialis delivery Gusdgh https://newfasttadalafil.com/ - Cialis
quiexia
25/03/2022Gfjgfw https://oscialipop.com - Cialis Cytotec Avant Pause De Sterilet Ylxmne BJU Int Cialis Woylgd https://oscialipop.com - Cialis One of the first of these was established in Valencia Spain in around