TRẺ BỊ TIÊU CHẢY - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

 16/07/2022  Đăng bởi: BIOMEDICO Admin

Tiêu chảy là tình trạng trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân lỏng. Trẻ bị tiêu chảy có thể dẫn đến mất nước, làm thay đổi cân bằng của nước và điện giải (natri, kali, clorua) trong cơ thể. Nó có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.

 

1, Nguyên nhân tiêu chảy ở trẻ

1.1. Nhiễm virus

Tiêu chảy ở trẻ em thường có liên quan đến những nguyên nhân nhiễm virus. Nguyên nhân này là do mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong đường ruột, do vệ sinh ăn uống kém. Các vi khuẩn có hại khi xâm nhập vào đường ruột và nếu chúng mạnh hơn vi khuẩn có lợi chúng sẽ lấn át các vi khuẩn có lợi và tiết ra độc tố gây nên tiêu chảy. 

Tiêu chảy do nhiễm virus thường bắt đầu 12 giờ đến 4 ngày sau khi tiếp xúc và kết thúc trong vòng 3-7 ngày. Trẻ bị tiêu chảy do nhiễm virus điều trị tốt nhất với các biện pháp hỗ trợ như bổ sung dung dịch bù nước đường uống và bổ sung lợi khuẩn đường uống.  

1.2. Dùng kháng sinh dẫn đến tiêu chảy

Một số kháng sinh có thể gây tiêu chảy ở cả trẻ em và người lớn. Kháng sinh tiêu diệt lợi khuẩn gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột, tuy nhiên, không nên dừng uống kháng sinh và thay đổi chế độ ăn uống của trẻ mà không có chỉ định từ bác sỹ. Tình trạng tiêu chảy sẽ hết sau 1-2 ngày sau đợt dùng kháng sinh. Nếu tình trạng tiêu chảy quá nghiêm trọng, hãy tìm lời khuyên từ bác sĩ.

1.3. Tiêu chảy mãn tính

Tiêu chảy mãn tính có thể là do mắc các bệnh mãn tính ảnh hưởng đến đường ruột: viêm loét đại tràng, viêm ruột, hội chứng ruột kích thích… Nguyên nhân này rất khó để chấm dứt tình trạng tiêu chảy ở trẻ, trừ khi trẻ khỏi bệnh.

Chứng tiêu chảy nhẹ mãn tính ở trẻ dưới ba tuổi có thể xảy ra mà không có nguyên nhân rõ ràng và không do bệnh nào khác gây ra. Tiêu chảy này gọi là tiêu chảy trẻ con do đường ruột của bé chưa thực sự hoàn thiện và khoẻ mạnh.

2. Cách xử trí khi trẻ bị tiêu chảy 

2.1. Đảm bảo môi trường sống sạch sẽ

Để giúp trẻ ngăn ngừa, điều trị tiêu chảy nhanh hơn do nhiễm khuẩn, cần cải thiện điều kiện vệ sinh, uống nước sạch. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần tập cho trẻ thói quen rửa tay trước khi ăn. Việc không rửa tay trước khi ăn sẽ khiến cho vi khuẩn trực tiếp xâm nhập vào trong cơ thể của bé khiến bé bị đi ngoài. Tiêu chảy đi ngoài ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến các vấn đề nan giải về sau như suy dinh dưỡng hoặc tử vong. 

2.2. Bù dịch 

Như WHO khuyến cáo, điều quan trọng nhất là bắt đầu ngăn chặn việc mất nước càng sớm càng tốt. Thông thường, ta sẽ bù dịch bằng đường uống, trong trường hợp nghiêm trọng thì bằng đường truyền qua tĩnh mạch.

Bù dịch đường uống có thể được sử dụng để ngăn chặn bị mất nước. Các dung dịch bù dịch làm ở nhà như nước cơm pha muối, nước hoa quả, súp gà và rau củ với muối cũng có thể được cho bệnh nhân dùng. 

 2.3. Ăn uống

 Các nghiên cứu cho thấy hạn chế uống sữa ở trẻ nhỏ không cần thiết, vì việc uống sữa không làm kéo dài thời gian bị tiêu chảy. Trái lại, Tổ chức Y tế thế giới còn khuyến nghị trẻ mắc tiêu chảy nên tiếp tục ăn, vì các chất dinh dưỡng đầy đủ giúp hoạt động ruột hồi phục nhanh. 

Việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng được khuyến nghị. Khi trẻ bị tiêu chảy, hoặc trẻ bị tiêu chảy cấp, cần được khuyến nghị tiếp tục ăn thức ăn bổ dưỡng và trẻ nhỏ tiếp tục được cho bú mẹ. 

2.4. Dùng thuốc

Ở một vài trường hợp tiêu chảy cấp tính, sử dụng kháng sinh là cần thiết và nên có sự tư vấn từ bác sỹ. Và đặc biệt, kháng sinh cũng có thể là con dao hai lưỡi do có thể gây tiêu chảy kéo dài về sau. Đây được gọi là tiêu chảy do kháng sinh là tác dụng phụ phổ biến nhất của việc điều trị bằng kháng sinh.

2.5. Dùng men vi sinh Latopic

Men vi sinh LATOPIC làm giảm việc kéo dài tiêu chảy hoặc phòng ngừa tiêu chảy hiệu quả. Đó là bởi các 3 chủng lợi khuẩn sống trưởng thành trong men vi sinh LATOPIC có thể tồn tại lâu hơn và phát huy hiệu quả nhanh hơn trong đường ruột bé. 1 tỷ lợi khuẩn sống này tạo ra lớp màng bảo vệ ruột bé, giúp đường ruột của bé chống lại sự xâm nhập của hại khuẩn. Đồng thời, nếu bé bị tiêu chảy và phải dùng kháng sinh để điều trị thì việc bổ sung men vi sinh LATOPIC sẽ giúp hạn chế tác dụng phụ của kháng sinh, giúp trẻ nhanh chóng phục hồi thể chất.

3 chủng lợi khuẩn trong Men vi sinh LATOPIC được phân lập đến chủng gồm: Lactobacillus casei LOCK 0919, Lactobacillus rhamnosus LOCK 0900, Lactobacillus rhamnosus LOCK 0908. 

Các chủng lợi khuẩn này đều được phân lập từ cơ thể người cho nên kết bám với biểu mô ruột tốt, chịu được muối mật tốt, tăng khả năng đối kháng chống lại mầm bệnh 

Lợi khuẩn trong viên men vi sinh LATOPIC đều là lợi khuẩn sống nhờ quy cách bảo quản nhiệt độ lạnh đúng cách từ khâu nhập khẩu đến tận tay khách hàng 

Men vi sinh LATOPIC được thử nghiệm lâm sàng về độ an toàn và hiệu quả và được sản xuất bởi Viện Công nghệ Sinh học, Vaccin và Huyết thanh Biomed, Ba Lan với tiêu chuẩn quốc tế cao nhất, đạt Chứng chỉ GMP EU, Chứng chỉ ISO 22716, Chứng chỉ ISO 22000 

Cho nên ưu tiên hàng đầu trong điều trị tiêu chảy là làm cân bằng hệ vi sinh đường ruột (lợi khuẩn nhiều hơn hoặc bằng hại khuẩn) càng sớm càng tốt và bù nước, chất điện giải.

 

Bài viết liên quan

Viết bình luận của bạn: