-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

CÁC DẠNG VIÊM DA DỊ ỨNG Ở TRẺ NHỎ - CHA MẸ ĐỪNG LẦM TƯỞNG
17/09/2022 Đăng bởi: BIOMEDICO AdminKhi thấy trẻ ngứa ngáy, đau rát da, mất ngủ, da bị nhiễm trùng xuất hiện vệt đỏ, mủ hay vảy vàng, cha mẹ đừng vội vàng phán đoán bệnh của con mà tự điều trị. Tình trạng bệnh lý về da của trẻ là rất đa dạng, cha mẹ cần phải biết con gặp tình trạng gì để điều trị đúng và kịp thời. Hãy cùng LATOPIC tìm hiểu xem các bệnh lý phổ biến về da ở con trẻ nhé.
1. Các dạng viêm da dị ứng ở trẻ nhỏ
1.1 Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là một bệnh lý tổn thương da mãn tính khiến da bị khô, ngứa, nổi sần rất khó chịu. Bệnh tái phát liên tục, dễ biến chứng nhiễm trùng, bội nhiễm nếu liên tục bị cào gãi, xước xát ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là trẻ em
Bệnh viêm da cơ địa được chia thành 2 cấp độ là viêm da cơ địa cấp tính và viêm da cơ địa mãn tính:
- Viêm da cơ địa cấp tính: Xuất hiện những đốm ban đỏ hình tròn, bong trợt da, trên bề mặt da có mụn nước, phù nề và ở giai đoạn này trẻ thường rất ngứa.
- Viêm da cơ địa mãn tính: Là những sần đỏ, dẫn đến bong vảy, gây rối loạn sắc tố da, kèm theo hiện tượng chảy nước vàng cực kỳ khó chịu
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm da cơ địa ở trẻ em:
- Di truyền: tiền sử trong gia đình có thành viên bị bệnh chàm da, viêm da dị ứng, viêm mũi dị ứng, hen, nổi mày đay thì khả năng cao trẻ sinh ra cũng sẽ mắc phải những căn bệnh này.
- Cơ địa: Những người có cơ địa dị ứng khi gặp phải các tác nhân gây bệnh từ bên trong cơ thể hoặc các yếu tố bên ngoài làm bệnh tiến triển nặng hơn thành viêm da thể cấp tính, mãn tính.
- Môi trường: thay đổi thời tiết, đặc biệt là vào mùa lạnh, khói bụi, nắng mưa….
1.2 Nổi mề đay
Khi trẻ xuất hiện các nốt sần đỏ, sưng tấy, hình dạng không rõ ràng, ngứa ngáy, khó chịu hoặc có những triệu chứng như sốt, khó thở, chóng mặt, da tấy đỏ, rát, phù mạch, chủ yếu ở tay, chân, miệng, mí mắt thì đây cũng là 1 dấu hiệu của viêm da cơ địa dị ứng dạng mề đay.
Có thể do nhiễm khuẩn vì sức đề kháng ở trẻ còn yếu nên dễ nhiễm virus, vi khuẩn, các vật thể lạ xâm nhập qua da hoặc đường hô hấp gây bệnh, do dị ứng với thức ăn, hải sản hoặc do dị ứng thuốc hay do tiếp xúc với các chất gây dị ứng: phấn hoa, vết trích côn trùng, lông động vật, các chất hóa học, thay đổi thời tiết
1.3 Phát ban
Phát ban là do chất histamin làm vùng da nông bị sưng, ngứa, đỏ có thể thay đổi về kích thước, xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể.
1.4 Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là một tình trạng dị ứng da khi một số hóa chất (nước hoa, bột giặt, đồ dưỡng da, đồ trang điểm…) tiếp xúc trực tiếp với da có thể gây ban. Phản ứng này có thể do phản ứng dị ứng hoặc không dị ứng.
2. Điều trị cho trẻ khi bị viêm da dị ứng
2.2. Đưa trẻ đi khám sớm:
Da trẻ nhỏ rất nhạy cảm, cha mẹ nên cho bé thăm khám để có phác đồ điều trị đúng. Như đã nêu trên, viêm da cơ địa không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về bôi hay cho con uống mà không có sự chỉ dân của bác sỹ.
2.3. Dùng kem dưỡng ẩm chuyên biệt hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa dành cho trẻ nhỏ
Đặc điểm của viêm da cơ địa chính là khô ngứa. Điều này khiến con nhỏ khó chịu và liên tục cào gãi, từ đó vùng da bị tổn thương càng thêm nghiêm trọng, thậm chí dẫn đến nhiễm trùng, mưng mủ. Cách tốt nhất để chấm dứt vòng lặp này chính là dùng một loại kem dưỡng chuyên biệt hỗ trợ điều trị tình trạng khô da, ngứa ngáy ở trẻ, kết hợp thêm khả năng kháng khuẩn để chống lại hại khuẩn phát triển trên da bé . Da trẻ nhỏ rất nhạy cảm, cha mẹ nên cho bé thăm khám để có phác đồ điều trị đúng. Như đã nêu trên, viêm da cơ địa không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về bôi hay cho con uống mà không có sự chỉ dân của bác sỹ.
Sản phẩm Kem dưỡng ẩm vi sinh LATOPIC dùng cho trẻ từ 1 ngày tuổi bị viêm da cơ địa và được bác sỹ nhi khoa khuyên dùng bởi bảng thành phần lành tính, hiệu quả. Chất chuyển hoá chủng lợi khuẩn Lactobacillus giúp kháng khuẩn, “cản lùi” sự phát triển vi khuẩn tụ cầu vàng trên da bé, Phức hợp chống ngứa độc quyền cùng polidocanol và allantoin giúp da bé dịu ngứa nhanh chóng. Tám loại thảo dược giúp cấp ẩm, cân bằng dầu nước, nuôi dưỡng và tái tạo da bé bị tổn thương.
3. Cách phòng ngừa viêm da dị ứng cho trẻ
- Giữ cơ thể và da trẻ khô ráo, thoáng mát, tránh để tình trạng ẩm ướt.
- Tạo cho trẻ luôn ngủ đủ giấc, đúng giờ, tránh căng thẳng, quấy khóc, thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và sức khoẻ của da bé
- Quần áo, đồ dùng của trẻ phải luôn được sạch sẽ, chất liệu mềm mịn, thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt.
- Luôn giữ vệ sinh cẩn thận làn da của trẻ, nguồn nước đảm bảo. Người chăm sóc trẻ cũng cần vệ sinh cơ thể nhất là vùng bàn tay thật sạch sẽ.
- Cho trẻ uống đủ nước tránh cơ thể thiếu nước gây khô da.
- Không nên cho trẻ ăn các loại thức ăn dễ gây dị ứng như gà, bò, các loại mắm, tương, chao, đồ lên men, đồ hộp....
- Tránh sử dụng và lạm dụng các loại thuốc bôi da nếu không thực sự cần thiết.
- Tránh cho trẻ ở gần và tiếp xúc với động vật hay các đồ vật không đảm bảo vệ sinh, đồ vật dễ gây dị ứng (thú nhồi bông, chổi lông, áo lông, áo len, đồ bằng len dạ..).
- Khi thấy trẻ mất ngủ, đau vùng da bệnh, da bị nhiễm trùng xuất hiện vệt đỏ, mủ hay vảy vàng, trẻ không thể tự chăm sóc bản thân hoặc ảnh hưởng đến khả năng nhìn thì nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
Bài viết liên quan
- - PHÂN BIỆT DỊ ỨNG THỰC PHẨM VÀ BẤT DUNG NẠP
- - MEN VI SINH LATOPIC - CHINH PHỤC 5 TIÊU CHÍ "5S" CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI (WHO)
- - GIẢI ĐÁP BĂN KHOĂN VỀ MEN VI SINH LATOPIC PHIÊN BẢN MỚI
- - MEN VI SINH KHÁC GÌ MEN TIÊU HOÁ? - KIẾN THỨC CHA MẸ CẦN NẮM RÕ
- - HƯỚNG DẪN CHA MẸ XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ DỊ ỨNG THỜI TIẾT
- - DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ DỄ BỊ NHẦM LẪN VỚI MẨN NGỨA, NÔN TRỚ THÔNG THƯỜNG
- - TRẺ BỊ TIÊU CHẢY - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
- - TRẺ BỊ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT - CÁCH XỬ TRÍ
- - KIẾN THỨC CHA MẸ CẦN BIẾT KHI DÙNG ĐIỀU HOÀ CHO TRẺ NHỎ
- - TRẺ BỊ TÁO BÓN NÊN ĂN RAU GÌ? 8 LOẠI RAU NHUẬN TRÀNG, GIẢM TÁO BÓN HIỆU QUẢ
- - Dị ứng và không dung nạp thực phẩm – sự khác biệt và tương đồng
- - Chế độ ăn loại bỏ gluten và dị ứng thực phẩm
- - Không dung nạp lactose
- - Dị ứng được biểu hiện như thế nào?
- - Chàm (eczema) – chẩn đoán và điều trị
- - Dị ứng và không dung nạp thực phẩm – chúng khác nhau như thế nào?
- - Dị ứng chéo – cách đối phó?
- - Probiotics và bệnh dị ứng
- - Dị ứng da ở trẻ em - làm thế nào để chống lại sự nhạy cảm?
- - Dị ứng protein ở trẻ em và trẻ sơ sinh, các triệu chứng
- - Thuyết vi sinh phát triển dị ứng
- - Hành trình dị ứng là gì?
- - Chuyên gia chăm sóc da viêm da cơ địa
- - Làm thế nào để đối phó với tình trạng dị ứng vào mùa hè?
- - Điều trị toàn diện viêm da cơ địa, đã được chứng minh thành công
- - Nguyên nhân gây viêm da cơ địa - chất gây dị ứng
- - Chăm sóc da hàng ngày cho trẻ em bị bệnh viêm da cơ địa
- - Staphylococcus aureus - Tụ cầu vàng
- - 5 triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa
- - Viêm da cơ địa - làm thế nào để đối phó với bệnh dị ứng?
- - Dị ứng với gluten – triệu chứng, nguyên nhân và chế độ ăn
- - Thử nghiệm không dung nạp thực phẩm – khi nào nên làm?
- - Bệnh mày đay dị ứng ở trẻ em – nguyên nhân, triệu chứng và điều trị