-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
KIẾN THỨC CHA MẸ CẦN BIẾT KHI DÙNG ĐIỀU HOÀ CHO TRẺ NHỎ
03/07/2022 Đăng bởi: BIOMEDICO Admin
Trong những ngày thời tiết nắng nóng, việc sử dụng điều hòa là hết sức cần thiết cho gia đình và đặc biệt là trẻ nhỏ. Cha mẹ hãy cùng LATOPIC tìm hiểu những kiến thức xung quanh việc sử dụng điều hòa để có thể đảm bảo sức khỏe, độ an toàn cho các bé và cả gia đình…
1, Sự thật về điều hoà mà cha mẹ cần hiểu đúng
1.1. Khi người lớn thấy lạnh, thì trẻ nhỏ mới thấy mát
Quan niệm trẻ sơ sinh cần phải ủ ấm là chưa chính xác. Khi còn là thai nhi, trẻ chưa cảm nhận được nhiệt độ, nhưng khi ra đời, não trẻ sẽ học cách cảm nhận nhiệt độ của môi trường bên ngoài. Giai đoạn này, trẻ bắt đầu ăn uống và chuyển hóa để lớn lên, vì thế, trẻ tỏa nhiệt nhiều. Trẻ nóng hơn so với người lớn, dễ bị đổ mồ hôi dẫn đến nổi rôm sảy. Do đó, đối với trẻ sơ sinh, nhiệt độ phòng phù hợp và an toàn là trong khoảng từ 16-21 độ C
Cha mẹ lưu ý là nhiệt độ phòng, chứ không phải nhiệt độ điều hoà, cha mẹ nên trang bị nhiệt kế trong để đo nhiệt độ chính xác nhất. Nếu để nhiệt độ lên đến 28 độ C khiến trẻ bị nóng thì sẽ tăng nguy cơ bị hội chứng đột tử ở trẻ nhũ nhi.
1.2. Điều hòa không gây bệnh cho trẻ nhỏ
Lý do phổ biến khiến người lớn không “dám” để nhiệt độ điều hòa ở mức khuyến cáo là quan niệm trẻ ngủ trong phòng máy lạnh dễ dẫn đến các bệnh về hô hấp. Tuy nhiên, quan niệm này không đúng về mặt khoa học. Nói một cách chính xác, các bệnh mà trẻ mắc phải như viêm họng, viên mũi, viêm phế quản… chủ yếu là do siêu vi gây ra lây từ người qua người.
Điều hòa không thể “sản sinh” ra siêu vi bởi vì siêu vi sống ký sinh trên một cơ thể vật chủ. Nếu rời khỏi cơ thể người, siêu vi sẽ chết sau một khoảng thời gian do mất nguồn dinh dưỡng. Bé bị bệnh khi nằm điều hoà là do bé đã tiếp xúc với nguồn có siêu vi. Do đó, máy lạnh không phải là “thủ phạm” gây bệnh cho con. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy, có một số loài siêu vi có thể tồn tại lâu hơn trong nhiệt độ lạnh (như siêu vi cúm)
Dù không phải là nguồn phát tán siêu vi, điều hòa vẫn có thể gây dị ứng do bụi bẩn nếu máy không được vệ sinh thường xuyên. Ví dụ, trẻ hít phải bụi sẽ bị nghẹt mũi, hắt xì hơi, mắt đỏ và chảy nước mắt. Trường hợp này được gọi là dị ứng đường hô hấp và viêm mũi là do dị ứng chứ không phải là do bị cảm (bệnh).
2, Vậy sao con lại bị bệnh khi nằm điều hoà….
Khi đọc đến đây, cha mẹ sẽ tự hỏi, thế tại sao bé lại bị cảm mỗi khi nằm máy lạnh. Vậy nguyên nhân thực sự lây bệnh cho bé là gì, chúng ta cùng tìm hiểu nhé:
- Sốc nhiệt: cha mẹ cho trẻ đi ra đi vào nhiệt độ nóng - lạnh thường xuyên khiến cơ thể bé không kịp điều hoà nhiệt độ
_ Nhà trẻ hoặc trường học. Những trẻ đi học bị lây từ bạn. Hoặc nếu trẻ không đi học nhưng có anh/ chị đi học thì anh/ chị bị lây từ bạn học rồi về lây cho trẻ.
_ Cha mẹ lây bệnh cho trẻ khi chăm sóc trẻ. Ví dụ như khi cha mẹ ho, hắt xì hơi hay thơm má trẻ.
_ Cha mẹ không bị bệnh nhưng tay của cha mẹ dính nguồn siêu vi từ chỗ làm hay bên ngoài, không sát khuẩn sạch sẽ mà chăm sóc trẻ thì sẽ lây siêu vi cho trẻ.
3, Làm thế nào để con không bị ốm khi nằm điều hoà….
3.1. Đầu tiên, cha mẹ cần phải kiểm soát chặt chẽ nhiệt độ phòng của con.
Đừng để nhiệt độ phòng của con quá lạnh hoặc quá nóng, điều này sẽ khiến cho con trẻ dễ bị sốc nhiệt khi ra khỏi phòng. Đồng thời, cha mẹ không được giảm nhiệt độ phòng đột ngột khi con nóng, hãy giảm nhiệt độ dần dần. Ví dụ: mẹ có thể giảm nhiệt độ từ 27 độ xuống 25 độ C, nếu con vẫn thấy nóng thì giảm tiếp xuống 23 độ C, rồi 21 độ C, cho đến khi con ngủ ngon là được.
3.2. Tăng cường cung cấp độ ẩm cho con.
Để giảm thiểu việc các bé bị khô da khi ở trong phòng điều hòa thì bố mẹ có thể tăng cường cho bé bú, cho con uống nước (tuỳ độ tuổi), sử dụng máy tạo ẩm hoặc cách đơn giản nhất là bố mẹ có thể đặt một chậu nước trong phòng.
3.3. Và cuối cùng là tăng cường đề kháng cho con bằng Men vi sinh LATOPIC.
Vào mùa hè, nguyên nhân khiến trẻ dễ bị ốm sốt chính là siêu vi gây bệnh và sức đề kháng của trẻ còn yếu. Về vấn đề siêu vi gây bệnh, cha mẹ hoàn toàn có thể quản lý bằng việc giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh, hạn chế cho bé tiếp xúc với nguồn lây bệnh. Tuy nhiên, về vấn đề hệ miễn dịch của trẻ còn yếu thì thực sự là một khó khăn với cha mẹ để kiểm soát.
Cha mẹ đừng lo vì đã có Men vi sinh LATOPIC giúp tăng cường đề kháng tốt nhất cho con bằng 3 chủng lợi khuẩn sống đường ruột:
Như vậy, thực tế việc dùng điều hòa không gây viêm phổi hay viêm hô hấp trên cho bé, cha mẹ hoàn toàn yên tâm sử dụng và bổ sung tăng sức đề kháng cho trẻ bằng Men vi sinh Latopic trong mùa hè này!
Bài viết liên quan
- - PHÂN BIỆT DỊ ỨNG THỰC PHẨM VÀ BẤT DUNG NẠP
- - MEN VI SINH LATOPIC - CHINH PHỤC 5 TIÊU CHÍ "5S" CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI (WHO)
- - GIẢI ĐÁP BĂN KHOĂN VỀ MEN VI SINH LATOPIC PHIÊN BẢN MỚI
- - CÁC DẠNG VIÊM DA DỊ ỨNG Ở TRẺ NHỎ - CHA MẸ ĐỪNG LẦM TƯỞNG
- - MEN VI SINH KHÁC GÌ MEN TIÊU HOÁ? - KIẾN THỨC CHA MẸ CẦN NẮM RÕ
- - HƯỚNG DẪN CHA MẸ XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ DỊ ỨNG THỜI TIẾT
- - DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ DỄ BỊ NHẦM LẪN VỚI MẨN NGỨA, NÔN TRỚ THÔNG THƯỜNG
- - TRẺ BỊ TIÊU CHẢY - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
- - TRẺ BỊ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT - CÁCH XỬ TRÍ
- - TRẺ BỊ TÁO BÓN NÊN ĂN RAU GÌ? 8 LOẠI RAU NHUẬN TRÀNG, GIẢM TÁO BÓN HIỆU QUẢ
- - Dị ứng và không dung nạp thực phẩm – sự khác biệt và tương đồng
- - Chế độ ăn loại bỏ gluten và dị ứng thực phẩm
- - Không dung nạp lactose
- - Dị ứng được biểu hiện như thế nào?
- - Chàm (eczema) – chẩn đoán và điều trị
- - Dị ứng và không dung nạp thực phẩm – chúng khác nhau như thế nào?
- - Dị ứng chéo – cách đối phó?
- - Probiotics và bệnh dị ứng
- - Dị ứng da ở trẻ em - làm thế nào để chống lại sự nhạy cảm?
- - Dị ứng protein ở trẻ em và trẻ sơ sinh, các triệu chứng
- - Thuyết vi sinh phát triển dị ứng
- - Hành trình dị ứng là gì?
- - Chuyên gia chăm sóc da viêm da cơ địa
- - Làm thế nào để đối phó với tình trạng dị ứng vào mùa hè?
- - Điều trị toàn diện viêm da cơ địa, đã được chứng minh thành công
- - Nguyên nhân gây viêm da cơ địa - chất gây dị ứng
- - Chăm sóc da hàng ngày cho trẻ em bị bệnh viêm da cơ địa
- - Staphylococcus aureus - Tụ cầu vàng
- - 5 triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa
- - Viêm da cơ địa - làm thế nào để đối phó với bệnh dị ứng?
- - Dị ứng với gluten – triệu chứng, nguyên nhân và chế độ ăn
- - Thử nghiệm không dung nạp thực phẩm – khi nào nên làm?
- - Bệnh mày đay dị ứng ở trẻ em – nguyên nhân, triệu chứng và điều trị