-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
TRẺ BỊ TÁO BÓN NÊN ĂN RAU GÌ? 8 LOẠI RAU NHUẬN TRÀNG, GIẢM TÁO BÓN HIỆU QUẢ
25/06/2022 Đăng bởi: BIOMEDICO AdminRau xanh là nguồn thực phẩm cung cấp hàm lượng lớn chất xơ tự nhiên cao. Trong thực đơn ăn uống hàng ngày, bé không được bổ sung lượng chất xơ cần thiết, lâu dần sẽ là nguyên nhân đến đến tình trạng táo bón. Vậy trẻ bị táo bón nên ăn rau gì? Ba mẹ hãy cùng LATOPIC điểm danh 8 loại rau cần thiết bổ sung cho bé táo bón.
-
RAU MỒNG TƠI
Đây chắc chắn là loại rau được rất nhiều ba mẹ sử dụng để bổ sung khi trẻ bị táo bón. Bởi có chứa hàm lượng cao chất xơ, chất khoáng và vitamin.
Theo Đông y, loại rau này có tính hàn nên có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt tràng rất tốt... Đặc biệt, tính nhuận tràng của rau mồng tơi góp phần giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, kích thích nhu động ruột, làm mềm phân. Góp phần mang lại hiệu quả trong quá trình hỗ trợ và cải thiện táo bón.
-
RAU ĐAY
Rau đay có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho hệ tiêu hóa. Đây cũng là một loại rau có tính nhuận tràng bởi có chứa nhiều chất nhớt, mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị táo bón ở trẻ em và người lớn. Khi được đưa vào cơ thể, loại chất này sẽ giúp hoạt động của nhu động được tốt hơn để thức ăn có thể đi xuống đại tràng dễ dàng, duy trì tần suất đi tiêu được đều đặn.
-
RAU KHOAI LANG
Ngoài bộ phận củ ra thì rau khoai lang (phần ngọn và lá) cũng được đánh giá là loại rau tốt cho tiêu hóa và cải thiện táo bón rất tốt. Nhờ chứa hàm lượng chất xơ cao, vị ngọt, mát nên có tác dụng nhuận tràng.
-
RAU CẢI XANH
Rau cải xanh thuộc top những loại rau có chứa hàm lượng chất xơ cao, có tác dụng rất tốt với những trường hợp có vấn đề về tiêu hóa, đặc biệt là táo bón. Chất xơ giúp tăng thể tích của phân, tăng nhu động ruột và kích thích đi tiêu đều đặn.
-
RAU CHÂN VỊT
Rau chân vịt (rau bina, cải bó xôi) có chứa nhiều loại vitamin như: A, C, E, K, chất sắt... Đặc biệt, hàm lượng chất xơ cao trong rau chân vịt giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa, kích thích nhu động ruột và cải thiện tình trạng táo bón.
-
RAU DỀN ĐỎ
Rau dền đỏ có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, sát trùng… Và thường được dùng để hỗ trợ chữa táo bón cho trẻ nhỏ, bệnh thận, bệnh lỵ…. Hương vị thơm ngọt, thanh mát của rau dền đỏ cũng giúp các bé hợp tác ăn thêm rau xanh.
-
ĐẬU BẮP
Đậu bắp cũng là loại thực phẩm giúp nhuận tràng và giảm táo bón ở trẻ. Bởi có chứa hàm lượng chất xơ cao, axit folic, chất nhớt và nhiều loại vitamin cần thiết khác.
Trong 100 gram đậu bắp có chứa 2,5 gram chất xơ, tương đương 10% lượng chất xơ mà cơ thể cần có mỗi ngày. Kết hợp với vitamin A có trong loại thực phẩm này, sẽ hỗ trợ màng nhầy trong ruột kết hoạt động tốt hơn, cải thiện tiêu hóa và giảm táo bón.
- SÚP LƠ
Với một lượng chất xơ dồi dào, súp lơ giúp làm tăng thể tích của phân, từ đó giúp bé đi đại tiện dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng táo bón.
Trên đây là 8 loại rau có tác dụng nhuận tràng, giảm táo bón cho bé. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cao trong quá trình điều trị táo bón, bên cạnh việc bổ sung chất xơ đều đặn hàng ngày, mẹ cần: cung cấp lượng nước cần thiết, tập cho bé thói quen đi tiêu vào một khung giờ nhất định trong ngày và kết hợp bổ sung Men vi sinh LATOPIC để hỗ trợ tiêu hóa được tốt hơn.
Bài viết liên quan
- - PHÂN BIỆT DỊ ỨNG THỰC PHẨM VÀ BẤT DUNG NẠP
- - MEN VI SINH LATOPIC - CHINH PHỤC 5 TIÊU CHÍ "5S" CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI (WHO)
- - GIẢI ĐÁP BĂN KHOĂN VỀ MEN VI SINH LATOPIC PHIÊN BẢN MỚI
- - CÁC DẠNG VIÊM DA DỊ ỨNG Ở TRẺ NHỎ - CHA MẸ ĐỪNG LẦM TƯỞNG
- - MEN VI SINH KHÁC GÌ MEN TIÊU HOÁ? - KIẾN THỨC CHA MẸ CẦN NẮM RÕ
- - HƯỚNG DẪN CHA MẸ XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ DỊ ỨNG THỜI TIẾT
- - DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ DỄ BỊ NHẦM LẪN VỚI MẨN NGỨA, NÔN TRỚ THÔNG THƯỜNG
- - TRẺ BỊ TIÊU CHẢY - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
- - TRẺ BỊ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT - CÁCH XỬ TRÍ
- - KIẾN THỨC CHA MẸ CẦN BIẾT KHI DÙNG ĐIỀU HOÀ CHO TRẺ NHỎ
- - Dị ứng và không dung nạp thực phẩm – sự khác biệt và tương đồng
- - Chế độ ăn loại bỏ gluten và dị ứng thực phẩm
- - Không dung nạp lactose
- - Dị ứng được biểu hiện như thế nào?
- - Chàm (eczema) – chẩn đoán và điều trị
- - Dị ứng và không dung nạp thực phẩm – chúng khác nhau như thế nào?
- - Dị ứng chéo – cách đối phó?
- - Probiotics và bệnh dị ứng
- - Dị ứng da ở trẻ em - làm thế nào để chống lại sự nhạy cảm?
- - Dị ứng protein ở trẻ em và trẻ sơ sinh, các triệu chứng
- - Thuyết vi sinh phát triển dị ứng
- - Hành trình dị ứng là gì?
- - Chuyên gia chăm sóc da viêm da cơ địa
- - Làm thế nào để đối phó với tình trạng dị ứng vào mùa hè?
- - Điều trị toàn diện viêm da cơ địa, đã được chứng minh thành công
- - Nguyên nhân gây viêm da cơ địa - chất gây dị ứng
- - Chăm sóc da hàng ngày cho trẻ em bị bệnh viêm da cơ địa
- - Staphylococcus aureus - Tụ cầu vàng
- - 5 triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa
- - Viêm da cơ địa - làm thế nào để đối phó với bệnh dị ứng?
- - Dị ứng với gluten – triệu chứng, nguyên nhân và chế độ ăn
- - Thử nghiệm không dung nạp thực phẩm – khi nào nên làm?
- - Bệnh mày đay dị ứng ở trẻ em – nguyên nhân, triệu chứng và điều trị