-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-

Viêm da cơ địa - làm thế nào để đối phó với bệnh dị ứng?
09/11/2018 Đăng bởi: BIOMEDICO
Viêm da cơ địa (AD, Tiếng anh Atopic dermatitis) là căn bệnh mãn tính đặc trưng bởi da khô, ngứa. Bệnh còn được gọi là chàm dị ứng, eczema hoặc viêm da dị ứng. Khoảng 20% người trên thế giới bị viêm da cơ địa. Các triệu chứng đầu tiên thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ em từ 6 đến 7 tuổi. Điều gì cần biết về bệnh viêm da cơ địa? Làm thế nào để đối phó với bệnh dị ứng?
Viêm da cơ địa
Đầu tiên, cần được giải thích bệnh viêm da cơ địa là gì và hoạt động như thế nào? Đó là căn bệnh mãn tính, trong đó cả hai giai đoạn trầm trọng và thuyên giảm (triệu chứng im lặng) đều diễn ra. Cũng giống như bệnh hen phế quản hoặc sốt cỏ khô, bệnh thuộc về nhóm bệnh dị ứng gây ra bởi phản ứng bất thường của cơ thể khi tiếp xúc với dị nguyên. Trong trường hợp bệnh viêm da cơ địa, ngay cả một liều dị nguyên nhỏ trong môi trường có thể khiến cơ thể bệnh nhân bắt đầu sản xuất quá nhiều kháng thể IgE. Bệnh viêm da cơ địa hiếm khi một mình - thường đi cùng với các triệu chứng bệnh dị ứng khác.
Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa
Nguyên nhân chính xác của bệnh viêm da cơ địa là không rõ ràng. Bệnh nhân có khuyết tật di truyền trong lớp biểu bì - gây ra những bất thường ở lớp bề mặt của da. Hàng rào bảo vệ bị suy yếu làm cho da dễ bị mất nước. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các gen chịu trách nhiệm cho sự phát triển của căn bệnh này. Chắc chắn, nó có một cơ sở di truyền, do đó những người dễ bị bệnh nhất là những người có một hoặc cả hai cha mẹ bị viêm da cơ địa hoặc bệnh dị ứng khác.
Các nghiên cứu cho thấy sự phát triển của bệnh viêm da cơ địa cũng liên quan chặt chẽ với ô nhiễm môi trường. Bệnh này xuất hiện thường xuyên hơn ở những cư dân của các thành phố lớn và các khu công nghiệp.
Cũng đã được chứng minh rằng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bệnh xảy ra khi bệnh nhân tăng căng thẳng thần kinh hoặc stress.
Triệu chứng
Các triệu chứng cơ bản của bệnh viêm da cơ địa là khô, ngứa và nứt da. Trong đợt cấp tính của bệnh, da bị viêm và phát ban đỏ trên bề mặt da. Ngứa dai dẳng gây khó khăn trong việc kiềm chế gãi, và điều này - mặc dù mang lại sự dễ chịu tạm thời – nhưng dẫn đến tình trạng da xấu đi. Ở vị trí gãi, da rất dễ bị nhiễm khuẩn, dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng và làm nặng thêm tình trạng viêm.
Các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa có thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi của bệnh nhân. Ở trẻ sơ sinh các triệu chứng phổ biến nhất bao gồm da khô, ngứa và bong tróc trên đầu và má. Mụn nước chứa đầy chất lỏng hình thành trên bề mặt của da. Ở trẻ lớn hơn, tổn thương thường nằm ở khuỷu tay, đầu gối và nếp gấp, cũng như trên cổ và cổ tay. Người lớn thường có các triệu chứng ở những vị trí tương tự như trẻ em. Ngoại lệ duy nhất là những thay đổi ở bề mặt mu bàn tay, bàn chân và da dày lên, mà không có trên mặt như ở trẻ sơ sinh.
Làm thế nào để ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm da cơ địa tái phát?
Da viêm da cơ địa đòi hỏi phải quan sát và theo dõi liên tục. Trẻ thường không thể tự xác định thực phẩm hoặc mỹ phẩm nào gây ra phản ứng dị ứng. Do đó, quan sát cẩn thận đối với bệnh nhân là cần thiết, kết quả là giảm tiếp xúc với chất gây dị ứng. Bệnh nhân cần được chăm sóc điều trị thích hợp. Trong điều trị bệnh viêm da cơ địa, thuốc kháng histamine với tác dụng chống ngứa được sử dụng, cũng như các thuốc bôi tại chỗ ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Chế độ ăn uống lành mạnh là rất quan trọng. Vệ sinh và chăm sóc da cũng rất quan trọng. Không sử dụng các chất tẩy tế bào chết, gây kích ứng cao để làm sạch da dị ứng và sau mỗi lần tắm, nên bôi kem giữ ẩm và cung cấp dầu cho da. Ngoài ra quần áo làm bằng len và sợi tổng hợp không được khuyến cáo cho bệnh nhân dị ứng. Điều trị các tổn thương da cũng có thể bị trầm trọng hơn khi sử dụng các sản phẩm dạng bột và dung dịch gây kích ứng.
Hướng dẫn chăm sóc
Để tránh làm khô da quá mức, bạn nên tắm vòi sen thay vì tắm lâu, đặc biệt là tắm trong nước clo. Chất tẩy rửa tổng hợp không chứa xà phòng phù hợp để làm sạch da. Bồn tắm cũng có thể được sử dụng để thêm chất bảo vệ, nhũ tương hoặc muối từ biển chết - chắc chắn sẽ mang lại sự hỗ trợ cho bệnh nhân. Quần áo và ga giường nên được giặt sạch bằng sản phẩm đặc biệt dành cho người bị dị ứng hoặc sử dụng xà phòng dịu nhẹ. Các loại kem và dầu dưỡng ẩm không có chất bảo quản thích hợp cho việc chăm sóc cơ thể.
Bệnh tinh thần
Viêm da cơ địa là bệnh không chỉ của cơ thể mà còn của tinh thần. Những thay đổi trên da làm giảm đáng kể sự thoải mái và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đôi khi chúng cũng gây phức tạp và ảnh hưởng xấu đến lòng tự trọng. May mắn thay, bệnh thường biến mất theo tuổi tác và các triệu chứng của bệnh cũng hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên, trước khi điều này xảy ra, cần thiết chăm sóc không chỉ về tình trạng da mà còn về tình trạng tinh thần của bệnh nhân. Trẻ em bị ảnh hưởng bởi bệnh viêm da cơ địa thường bị những người bạn đang sợ bị nhiễm bệnh trêu trọc. Do đó, cần phải tăng cường sự tự tin cho bệnh nhân trẻ tuổi nhất, xây dựng lòng tự trọng cho trẻ và - nếu có thể - làm cho mọi người nhận thức được môi trường xung quanh. Nếu các triệu chứng của căn bệnh làm ảnh hưởng mạnh đến tinh thần của trẻ, tâm lý trị liệu sẽ là hữu ích.
Bệnh viêm da cơ địa là một thách thức đối với toàn bộ gia đình người bị bệnh. Đấu tranh với tất cả các loại bệnh dị ứng. Thuốc men, chăm sóc, chế độ ăn uống thích hợp là yếu tố cần thiết để mang lại sự hỗ trợ cho trẻ bị bệnh. Tiếp xúc với các chất gây dị ứng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm da. Đồng thời, hãy liên tục kiểm tra tình trạng của bệnh viêm da cơ địa và nếu cần, hãy áp dụng các biện pháp thích hợp.
Bài viết liên quan
- - PHÂN BIỆT DỊ ỨNG THỰC PHẨM VÀ BẤT DUNG NẠP
- - MEN VI SINH LATOPIC - CHINH PHỤC 5 TIÊU CHÍ "5S" CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI (WHO)
- - GIẢI ĐÁP BĂN KHOĂN VỀ MEN VI SINH LATOPIC PHIÊN BẢN MỚI
- - CÁC DẠNG VIÊM DA DỊ ỨNG Ở TRẺ NHỎ - CHA MẸ ĐỪNG LẦM TƯỞNG
- - MEN VI SINH KHÁC GÌ MEN TIÊU HOÁ? - KIẾN THỨC CHA MẸ CẦN NẮM RÕ
- - HƯỚNG DẪN CHA MẸ XỬ LÝ KHI TRẺ BỊ DỊ ỨNG THỜI TIẾT
- - DỊ ỨNG ĐẠM SỮA BÒ DỄ BỊ NHẦM LẪN VỚI MẨN NGỨA, NÔN TRỚ THÔNG THƯỜNG
- - TRẺ BỊ TIÊU CHẢY - NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ
- - TRẺ BỊ NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG RUỘT - CÁCH XỬ TRÍ
- - KIẾN THỨC CHA MẸ CẦN BIẾT KHI DÙNG ĐIỀU HOÀ CHO TRẺ NHỎ
- - TRẺ BỊ TÁO BÓN NÊN ĂN RAU GÌ? 8 LOẠI RAU NHUẬN TRÀNG, GIẢM TÁO BÓN HIỆU QUẢ
- - Dị ứng và không dung nạp thực phẩm – sự khác biệt và tương đồng
- - Chế độ ăn loại bỏ gluten và dị ứng thực phẩm
- - Không dung nạp lactose
- - Dị ứng được biểu hiện như thế nào?
- - Chàm (eczema) – chẩn đoán và điều trị
- - Dị ứng và không dung nạp thực phẩm – chúng khác nhau như thế nào?
- - Dị ứng chéo – cách đối phó?
- - Probiotics và bệnh dị ứng
- - Dị ứng da ở trẻ em - làm thế nào để chống lại sự nhạy cảm?
- - Dị ứng protein ở trẻ em và trẻ sơ sinh, các triệu chứng
- - Thuyết vi sinh phát triển dị ứng
- - Hành trình dị ứng là gì?
- - Chuyên gia chăm sóc da viêm da cơ địa
- - Làm thế nào để đối phó với tình trạng dị ứng vào mùa hè?
- - Điều trị toàn diện viêm da cơ địa, đã được chứng minh thành công
- - Nguyên nhân gây viêm da cơ địa - chất gây dị ứng
- - Chăm sóc da hàng ngày cho trẻ em bị bệnh viêm da cơ địa
- - Staphylococcus aureus - Tụ cầu vàng
- - 5 triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa
- - Dị ứng với gluten – triệu chứng, nguyên nhân và chế độ ăn
- - Thử nghiệm không dung nạp thực phẩm – khi nào nên làm?
- - Bệnh mày đay dị ứng ở trẻ em – nguyên nhân, triệu chứng và điều trị